Mỡ máu cao và những điều cần biết về bệnh lý này

70

Chào bác sĩ, bố cháu vừa đi khám sức khỏe và bị mỡ máu cao. Bác sĩ có thể chia sẻ những điều cần biết liên quan đến bệnh lý này để cháu có thêm kiến thức cải thiện tình trạng này của bố cháu. Cháu xin cảm ơn bác sĩ!

Chào bạn, mỡ máu cao còn gọi là rối loạn lipid máu hay rối loạn chuyển hóa lipid. Đây là tính trạng các chỉ số thành phần mỡ trong máu không còn ở trong mức an toàn (chỉ số cholesterol cao, triglyceride cao), từ đó dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.

Khi mỡ máu cao người bệnh thường thấy một số triệu chứng điển hình như thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, đau tức ngực xuất hiện thoáng qua, chân tay lạnh, tê bì, khó tiêu, bị táo bón, hôi miệng, mệt mỏi và suy nhược kinh niên.

Các đối tượng có nguy cơ bị mỡ máu cao là:

  • Người thừa cân béo phì, ăn nhiều chất béo, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều sẽ làm tăng lượng triglyceride máu là nhóm có nguy cơ cao mắc rối mỡ máu cao, rối loạn mỡ máu.
  • Người có bệnh nền như đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp, bệnh gan mãn.
  • Người có bệnh mãn tính nhưng sử dụng thuốc điều trị lâu dài không đúng cách như thuốc ức chế giao cảm beta, thuốc tránh thai, nghiện rượu.

Mỡ máu cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, tiểu đường, viêm tụy, gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng sinh lý… và biến chứng nguy hiểm nhất là đột quỵ. Trong đó xơ vữa động mạch là biến chứng điển hình nhất của mỡ máu cao. Khi mỡ trong máu tăng cao, các phân tử mỡ bám vào thành mạch, lâu dần hình thành mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch và cản trở lưu thông máu. Khi mảng xơ vữa bong ra hình thành huyết khối, chúng di chuyển trong lòng mạch và gây ách tắc dòng máu lưu thông. Nếu tắc ở động mạch não sẽ gây đột quỵ não (tai biến mạch máu não), tắc ở tim sẽ gây ra đột quỵ tim (nhồi máu cơ tim hoặc ngừng tim) tắc ở động mạch thận sẽ gây nhồi máu thận.

Đáng lo ngại nhất là mỡ máu cao và xơ vữa động mạch đều diễn biến âm thầm và không có triệu chứng. Chỉ khi người bệnh làm xét nghiệm máu hoặc siêu âm, chụp cắt lớp lòng mạch mới biết được mình đang mắc bệnh. Ngay cả sau khi điều trị ổn định, nếu người bệnh chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa thì bệnh rất dễ tái phát và gây ra biến chứng. Nếu ở người bệnh xơ vữa động mạch, khi các mảng xơ vữa hình thành ở thành mạch gây ra các triệu chứng điển hình như hoa mắt chóng mặt, tê bì chân tay thì đã là giai đoạn nặng, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu và xơ vữa động mạch thường đi kèm với các bệnh lý tim mạch khác như huyết áp cao tạo thành vòng xoáy bệnh lý tim mạch.

Muốn cải thiện tình trạng này thì tùy vào mức độ mỡ máu mà người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc. Nếu nhẹ thì có thể thay đổi thói quen sinh hoạt và dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị. Người bệnh cần thường xuyên vận động, có chế độ ăn uống khoa học. Nên tập trung vào các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, phytosterol (còn được gọi là sterol thực vật được tìm thấy trong màng tế bào của nhiều loại thực vật, có thể làm giảm đáng kể lượng cholesterol LDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tim) và protein. Hạn chế tất cả các loại chất béo: bão hòa, chưa bão hòa đa, chất béo trans và chất béo chưa bão hòa đơn – ở mức ≤ 30% tổng lượng calo hàng ngày. Cụ thể là người bệnh nên ăn nhiều rau bina, ớt, rau diếp, cải xoăn, cà rốt, củ cải, dưa leo, rau cần tây, cam quýt, quả bơ, ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, các loại hạt giàu omega-3 như hạnh nhân, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh… rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá ngừ chứa nhiều axit béo omega-3, đã được nghiên cứu nhiều về lợi ích sức khỏe tim mạch. Không hút thuốc lá, tránh uống rượu bia, giảm ăn ngọt ăn mặn.

Ngoài ra người bệnh mỡ máu cao có thể dùng thêm Omega-3 giúp hỗ trợ giảm mỡ máu. Nên chọn Omega-3 Triglyceride giàu EPA mỗi ngày để cải thiện các bệnh lý tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, nhờ đó giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ ở người bệnh và tái phát ở người tiền sử đột quỵ. Với người bệnh mỡ máu cao thì Omega-3 (giàu EPA) điều hòa Triglyceride (TG) bằng cách giảm tổng hợp TG, giảm sự kết hợp TG vào LDL (cholesterol xấu), giảm tiết TG, và tăng cường thanh thải TG khỏi LDL. Bổ sung 3g Omega-3 mỗi ngày giúp ổn định mỡ máu và cải thiện tình trạng mỡ máu cao.

Qua đây cháu đã hiểu biết về bệnh mỡ máu cao và có thể giúp đỡ bố điều trị đúng cách, hiệu quả nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cùng với chỉ định điều trị của bác sĩ nếu có.