Suy giảm trí nhớ sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không kịp thời điều trị. Dưới đây là các biện pháp hỗ trợ điều trị thêm hiệu quả và dự phòng từ sớm.
Chào bác sĩ, tôi có nghe nói về bệnh suy giảm trí nhớ ở người già nhưng gần đây số người trẻ mắc bệnh này cũng không còn hiếm. Vậy có các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh không và có thể dự phòng bệnh như thế nào?
Chào bạn, suy giảm trí nhớ là một tình trạng bệnh lý khiến người mắc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những thông tin mới và/hoặc bắt đầu quên dần những thông tin cũ. Điều này cản trở đến việc thực hiện các hoạt động hằng ngày, thậm chí nếu nặng hơn có thể khiến họ mất dần khả năng tự chăm sóc bản thân. Khi chức năng này bị rối loạn, cuộc sống của chúng ta cũng sẽ bị đảo lộn. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi nhưng cũng có gặp cả ở những người trẻ tuổi. Nếu thấy có các dấu hiệu suy giảm trí nhớ thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp vì bệnh lý này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bác sĩ sẽ kiểm tra và hỏi về những bệnh lý người bệnh đang mắc nếu có, các loại thuốc đang dùng, thực hiện các xét nghiệm cần thiết rồi từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Cùng với điều trị của bác sĩ thì người bệnh có thể áp dụng đồng thời các biện pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng suy giảm trí nhớ hiệu quả sau đây:
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng tốt để hỗ trợ điều trị cũng như dự phòng rối loạn trí nhớ là cung cấp đầy đủ các khoáng chất giúp não hoạt động tốt như canxi, phospho, kali. Bổ sung các acid béo không bão hòa có trong OMEGA 3 (như DHA, EPA), các vitamin A, B1, B6, B12, C,… cần thiết cho sự tái tạo và hoạt động của tế bào thần kinh. Nên uống đủ nước hàng ngày tốt nhất uống khoảng 2 – 2,5 lít nước lọc. Nên ngừng hẳn việc sử dụng các loại đồ uống có cồn vì có thể làm tổn thương não nghiêm trọng, không thể phục hồi.
Chế độ sinh hoạt
Nên tập thể dục thường xuyên để tinh thần tỉnh táo, lạc quan và xóa tan sự căng thẳng. Vì tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị, do đó mà người thân hãy nói chuyện với người bệnh và hỗ trợ họ trong vấn đề sinh hoạt nếu cần. Nên hạn chế căng thẳng, tránh lo âu không cần thiết, không để tình trạng stress xảy ra kéo dài. Tránh thức khuya, nên ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 10h tối. Nên tăng cường luyện tập trí não như đọc sách, đọc thơ, chơi môn thể thao trí tuệ,…
Nên sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần có tác dụng tăng lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn não, chống lão hóa, tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh như viên uống có Ginkgo biloba, cao Blueberry là loại quả ở vùng Bắc Mỹ giúp chống gốc tự do, khỏi đau đầu, ngăn ngừa các chứng của đái tháo đường, phục hồi trí nhớ, thậm chí tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt trong đó có chất chống lại gốc tự do – một nguyên nhân gây rối loạn trong cơ thể mỗi người và tăng theo tuổi tác. Cùng với đó nên bổ sung sớm Omega-3 giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện và ngăn ngừa sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer ở người già. Nên chọn Omega 3 nguyên chất dạng Triglycerid (được bào chế từ dầu cá tinh chế) nhập khẩu từ Na Uy với hàm lượng DHA (150mg/viên) và tỷ lệ DHA/EPA/viên xấp xỉ 150mg/45mg mỗi viên, sản phẩm giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung cho trẻ đồng thời tăng cường thị lực giúp trẻ có đôi mắt sáng khỏe. Trên thị trường hiện có viên nang mềm Omega 3 Vinh Gia còn có kích thước nhỏ (670mg/viên) rất dễ uống, thích hợp dùng cho trẻ từ 2 tuổi và người cao tuổi, đáp ứng các tiêu chí về thành phần lẫn công dụng.
Những biện pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng suy giảm trí nhớ hiệu quả trên đây hy vọng sẽ góp phần giải đáp băn khoăn của bạn. Chúc bạn có sự chuẩn bị sớm để phòng bệnh hoặc hạn chế được tác hại nếu không may mắc bệnh.