Loạn thị hay hội chứng Astigmatism, là một tật của mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành. Người mắc loạn thị băn khoăn liệu có bị tăng số không?
Chào chuyên gia, con gái tôi bị loạn thị, tôi băn khoăn không biết liệu mắt cháu có bị tăng số không và có cách gì để giúp bảo vệ mắt không? Cảm ơn chuyên gia.
Chào bạn, loạn thị còn gọi là hội chứng Astigmatism, một tật của mắt. Giác mạc của người bị loạn thị có hình dạng khác thường, những tia sáng thay vì tụ lại một điểm thì lại bị khuếch tán trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được có hình dạng méo mó và bị nhoè.
Loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành. Người bị loạn thị thường mắc các tật khác của mắt kèm theo như cận thị hay viễn thị. Có hai dạng loạn thị chính là:
- Loạn thị giác mạc: Tình trạng giác mạc bị lệch.
- Loạn thị thấu kính: Tình trạng ống kính bị lệch.
Người loạn thị thường sẽ có các triệu chứng sau:
- Nhìn mờ ở mọi khoảng cách (cả nhìn gần và xa), khó nhìn thấy vật vào ban đêm hoặc ánh sáng yếu
- Nhức mỏi mắt, nheo mắt, chảy nước mắt
- Một số biểu hiện kèm theo như đau đầu, đau cổ, đau vai gáy
Băn khoăn của bạn là loạn thị có tăng số không cũng là quan tâm của nhiều người. Thường thì theo thời gian, độ loạn thị sẽ không thay đổi như các bệnh lý khúc xạ mắt khác. Người bị loạn thị bẩm sinh đến tuổi trưởng thành (khoảng trên 25 tuổi) thì độ loạn sẽ ổn định nên sẽ không có tình trạng giảm hoặc tăng độ nữa. Nguyên nhân là do không xảy ra hiện tượng thay đổi hình dạng và kích thước của nhãn cầu khiến cho hiện tượng bất tương xứng giữa công suất khúc xạ của mắt với chiều dài của trục nhãn cầu không xảy ra. Việc thường xuyên đọc trong điều kiện ánh sáng kém hoặc ngồi lâu trước màn hình máy tính không khiến bệnh nặng hơn và cũng không phải là tác nhân gây loạn thị.
Tốt nhất là nên khám mắt để biết chính xác được tình trạng của mình để thường xuyên đeo kính, tránh nguy cơ nhược thị và biết có tăng độ loạn thị không. Loạn thị có tăng độ không cũng không phụ thuộc vào việc người bệnh có thường xuyên đeo kính hay không. Khi đeo kính người bệnh sẽ nhìn thấy mọi vật xung quanh mình trở nên rõ nét hơn, ngược lại nếu không đeo kính thì nhìn sẽ kém đi chứ không hề làm tăng độ loạn.
Chị cũng có thể hướng dẫn cháu áp dụng một số cách hỗ trợ giảm độ loạn thị tại nhà như:
Thư giãn cơ mắt
Bài tập này nếu được duy trì đều đặn không những giúp cho các cơ mắt đỡ căng thẳng mà còn khiến cho tình trạng đau đớn ở mắt do căng cơ được giảm xuống. Nên thực hiện kiên trì trong 2 – 4 lần/tuần, 2 phút/lần, chắc chắn thị lực của cháu sẽ cải thiện. Các bước thực hiện:
Dùng ngón tay cái dựng thẳng lên phía trước mặt sao cho ngón tay ngang tầm với mắt và cách mũi một khoảng cách chừng 10cm.
Tiếp tục di chuyển ngón tay từ từ đi đến độ cao mà mắt không thể nhìn thấy rồi đặt ngón tay tại điểm mà mắt nhìn thấy được trong 2 giây và dừng lại.
Bài tập luyện mắt
Bài tập khá đơn giản nhưng có tác dụng mang lại sự hứng thú và thoải mái cho người tập. Hãy chọn một cuốn sách yêu thích để đọc nó trong khoảng vài phút rồi đưa mắt nhìn sang vật khác ở xung quanh, sau đó cứ thế làm đi làm lại quy trình này, lặp đi lặp lại cho đến khi cảm thấy mắt bị mỏi thì kết thúc bài tập.
Bổ sung Omega 3
Bổ sung Omega 3 hàng ngày để phòng các bệnh về mắt. Nên chọn Omega 3 dạng Triglyceride (Omega-3 Triglyceride tốt hơn, bền vững hơn nhờ hấp thu cao hơn tới 70% và chuyển hóa tốt hơn trong cơ thể) chứa hàm lượng EPA và DHA cao (được bào chế từ dầu cá tinh chế) nhập khẩu từ Na Uy với hàm lượng DHA (150mg/viên) và tỷ lệ DHA/EPA/viên xấp xỉ 150mg/45mg mỗi viên, sản phẩm giúp tăng cường trí nhớ, bảo vệ mắt, phòng các bệnh về mắt.
Hi vọng với chia sẻ trên đây chị đã hiểu hơn về bệnh loạn thị và có cách giúp bảo vệ mắt của con gái.