Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị rối loạn trí nhớ

60

Rối loạn trí nhớ xảy ra khi cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, gây cản trở việc lưu trữ, duy trì và hồi ức của ký ức. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh lý này kịp thời để tránh bệnh phát triển nặng trong nội dung sau nhé.

Chào bác sĩ, mấy tháng nay tôi thấy mẹ tôi (68 tuổi) hay quên, không nhớ những việc vừa xảy ra. Đây có phải là dấu hiệu của suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi hay không và nếu đúng thì nên điều trị thế nào?

Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị rối loạn trí nhớ

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình đến cho chúng tôi. Để có đáp án cho câu hỏi của bạn, chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung sau nhé.

Rối loạn trí nhớ là gì?

Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm, tri thức của con người bằng cách ghi nhận, bảo tồn và tái hiện lại chúng dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng. Các quá trình cơ bản của trí nhớ đó là ghi nhận, lưu trữ và tái hiện. Rối loạn trí nhớ là kết quả của việc cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, gây cản trở việc lưu trữ, duy trì và hồi ức của ký ức, từ đó ảnh hưởng đến quá trình ghi nhớ.

Tuy bệnh này không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện, theo dõi và kiểm soát thì bệnh cũng gây ra rất nhiều tác hại đối với sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Bệnh không chỉ xảy ra với người cao tuổi mà còn có thể xuất hiện ở người trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn trí nhớ

Rối loạn trí nhớ là tình trạng hệ thần kinh bị tổn thương

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này và có cả những yếu tố nguy cơ:

  • Tuổi tác: Theo thời gian sự lão hóa của cơ thể dẫn đến thoái hóa các nhân xám trung ương ở não nên tuổi càng cao thì càng có nguy cơ bị rối loạn trí nhớ.
  • Bệnh tâm thần: Trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, động kinh… đều có thể làm giảm sự tập trung và chú ý khiến biểu hiện cảm xúc hao mòn, tư duy nghèo nàn, ý chí suy giảm, dẫn đến không thiết làm việc gì, giảm khả năng lao động, học tập và cả trí nhớ.
  • Sau chấn thương sọ não: Giai đoạn cấp có thể chưa ảnh hưởng nhiều, nhưng ở giai đoạn muộn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động cũng như trí nhớ.
  • Tai biến mạch máu não: Cùng như bệnh chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não cũng để lại nhiều hậu quả nặng nề trong đó có bệnh rối loạn trí nhớ cho người bệnh.
  • Do bệnh truyền nhiễm: Các bệnh viêm não, màng não do vi khuẩn, virus, lao màng não, sốt rét ác tính thể não, sốt xuất huyết thể não,… có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.
  • Nhiễm độc: Các chất độc xâm nhập vào cơ thể tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương thần kinh và các rối loạn liên quan đến trí nhớ.
  • Stress sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trí nhớ, đặc biệt là phản ứng stress cấp tính.
  • Mắc bệnh bẩm sinh như thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển tâm thần, tự kỷ, động kinh.

Các yếu tố nguy cơ có nghiện rượu, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, trình độ học vấn thấp, tinh thần và xã hội ở mức thấp.

Dấu hiệu của rối loạn trí nhớ

Nhận biết biểu hiện của bệnh rối loạn trí nhớ

Có thể nhận biết rối loạn trí nhớ qua các dấu hiệu, triệu chứng sau đây:

  • Giảm trí nhớ: Người bệnh khó nhớ những sự việc mới xảy ra hơn những sự việc xảy ra đã lâu, biểu hiện sớm nhất là tình trạng suy giảm khả năng tái hiện hồi ức, gặp trong loạn thần tuổi già, suy nhược thần kinh…. Biểu hiện dễ thấy nhất là quên đồ vật để chỗ nào và cứ hỏi đi hỏi lại 1 vấn đề.
  • Tăng trí nhớ: Hiệu quả nhớ tăng một cách bệnh lý, cao hơn hẳn so với những người khác. Đa số các trường hợp chỉ nhớ đến một loại kích thích nhất định như những ký ức sâu sắc.
  • Mất trí nhớ: Trong thời điểm, hoàn cảnh nhất định, người bệnh không thể nhớ được chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Người bệnh có thể quên toàn bộ, quên tất cả sự việc cũ và mới, quên những việc xảy ra sau khi mắc bệnh. Hoặc đôi khi chỉ quên một phần như một số kỷ niệm, ngoại ngữ, từ ngữ…
  • Loạn trí nhớ: Trong rối loạn nhớ này, không có sự gián đoạn các thông tin đưa vào, không có sự suy giảm khả năng nhớ mà là sự lệch lạc về chất lượng các ký ức được tạo ra. Các loại rối loạn trí nhớ thường gặp như nhớ sai, nhớ dị biệt, nhớ bịa, nhớ ảo, viễn tưởng giả… đây cũng là dấu hiệu khởi phát của chứng hoang tưởng.

Điều trị rối loạn trí nhớ

Rối loạn về trí nhớ có thể điều trị được và các biện pháp thường được áp dụng để điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn trí nhớ do bệnh lý các giác quan thì cần điều trị.

Biện pháp điều trị rối loạn trí nhớ
  • Do giảm thị lực: Điều trị các bệnh lý gây mờ mắt như đục thủy tinh thể, mổ cắt mộng mắt, đeo kính phù hợp,…
  • Do nghe kém: Điều trị bệnh lý tai, đeo máy trợ thính phù hợp.
  • Điều trị các bệnh lý tim mạch: Cần điều trị sớm các bệnh như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, huyết khối tĩnh mạch, ổ nhồi máu,…
  • Suy giảm trí nhớ do áp lực làm việc hoặc stress về tinh thần: Tình trạng này thường gặp ở người trẻ, cần tạo điều kiện nghỉ ngơi thư giãn, tránh dùng thuốc an thần, thuốc gây ngủ vì có thể gây phụ thuộc thuốc và ảnh hưởng đến trí nhớ.
  • Luyện tập trí não: Còn gọi là tập thể dục não bằng cách đọc sách, học thuộc lòng một bài hát, một bài thơ, chơi môn thể thao đòi hỏi vận dụng trí não nhiều (như cờ tướng), rồi ghi chép vào sổ tay những điều cần nhớ.

Ngoài ra, tùy vào thể trạng, tinh thần, bệnh lý liên quan mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng.

Vì rối loạn trí nhớ có thể trở nên nghiêm trọng hơn như bệnh Alzheimer nên có thể chọn bổ sung thêm viên uống Omega-3 giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện và ngăn ngừa sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer ở người già. Nên chọn Omega 3 nguyên chất dạng Triglycerid (được bào chế từ dầu cá tinh chế) nhập khẩu từ Na Uy với hàm lượng DHA (150mg/viên) và tỷ lệ DHA/EPA/viên xấp xỉ 150mg/45mg mỗi viên, sản phẩm giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung cho trẻ đồng thời tăng cường thị lực giúp trẻ có đôi mắt sáng khỏe. Trên thị trường hiện có viên nang mềm Omega 3 Vinh Gia còn có kích thước nhỏ (670mg/viên) rất dễ uống, thích hợp dùng cho trẻ từ 2 tuổi và người cao tuổi, đáp ứng các tiêu chí về thành phần lẫn công dụng.

Hi vọng bạn đã có những hiểu biết cơ bản về bệnh rối loạn trí nhớ và điều trị đúng cách để cải cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, đúng cách. Chúc mẹ bạn luôn vui khỏe.