Alzheimer là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi, là dạng phổ biến nhất của hội chứng suy giảm trí nhớ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh từ đó có cách phòng ngừa từ sớm nhé.
Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi thấy bố tôi (65 tuổi) có biểu hiện không thể nhớ được những việc vừa xảy ra, vậy đó có phải là dấu hiệu của bệnh Alzheimer không ạ? Xin bác sĩ chia sẻ về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh lý này. Xin cảm ơn!
Chào bạn, chúng tôi rất vui khi bạn đã gửi câu hỏi của mình đến cho chúng tôi. Alzheimer là dạng phổ biến nhất của hội chứng suy giảm trí nhớ – thuật ngữ tổng quát về việc mất trí nhớ và các khả năng tư duy nghiêm trọng đến nỗi gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày. Bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60% đến 80% trong những bệnh làm suy giảm trí nhớ. Đặc trưng của bệnh là tình trạng không thể nhớ được những việc vừa xảy ra, làm mất khả năng về trí lực và giao tiếp xã hội, gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày.
Nguyên nhân bệnh Alzheimer
Đến nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân và tiến triển của bệnh Alzheimer, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan với các mảng và đám rối trong não. Bệnh Alzheimer do các tế bào não bị chết hoặc tổn thương, còn nguyên nhân thì chưa được biết rõ. Các tế bào thần kinh (nơron thần kinh) chết một cách từ từ, gây suy giảm nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh và rối loạn các tín hiệu trong não. Một số giả thuyết được đưa ra giải thích sự liên quan giữa các cấu trúc này và bệnh Alzheimer như sau:
– Mảng: Các mảng được tạo thành từ những protein vô hại bình thường được gọi là amyloid-beta. Người ta tin rằng mảng lắng đọng giữa các nơron trong giai đoạn sớm của quá trình bệnh lý, trước khi các nơron bị chết và triệu chứng bệnh phát triển. Mặc dù nguyên nhân cơ bản chưa được xác định rõ nhưng với các bằng chứng này cũng có thể giả thuyết amyloid-beta là thủ phạm.
– Đám rối: Các cấu trúc hỗ trợ cho nơron phụ thuộc vào chức năng bình thường của một loại protein gọi là TAU. Người bệnh Alzheimer, các sợi mảnh protein TAU bị biến đổi trở thành dạng xoắn. Nhiều chuyên gia tin rằng những tổn thương nặng nề này làm cho tế bào nơron bị chết.
Một số dị tật gen nào đó làm tăng nguy cơ phát bệnh Alzheimer. Việc nhiễm các loại virus phát triển chậm gây viêm não cũng có liên quan.
Ngoài ra cũng có một số yếu tố nguy cơ gây Alzheimer có khả năng thúc đẩy sự phát triển của bệnh như:
– Tuổi tác: Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, nhưng cũng thấy ở bệnh nhân dưới 40 dù rất hiếm. Tuổi trung bình của bệnh là 80. Tỷ lệ bệnh khoảng 1-2% ở lứa tuổi 65, nhưng tăng đến 5% ở nhóm 80 tuổi. Phụ nữ bị nhiều hơn nam giới, một phần vì giới nữ có tuổi thọ cao hơn.
– Alzheimer có tính di truyền: Nguy cơ bị Alzheimer tăng nhẹ nếu như có người trong gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) mắc bệnh này. Tác nhân gen và di truyền hiện vẫn còn là một dấu hỏi lớn, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện một số biến đổi gen làm tăng cao nguy cơ bệnh trong một số gia đình.
– Môi trường: Một số yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân của bệnh như một số trường hợp mắc Alzheimer bị lắng đọng nhôm trong não.
Dấu hiệu nhận biết Alzheimer
Do tổn thương các tế bào não nên Alzheimer sẽ bắt đầu bằng rối loạn và mất trí nhớ nhẹ, dần dần sẽ dẫn đến sự suy giảm trí tuệ không hồi phục nặng nề. Phần lớn những người bị bệnh Alzheimer đều có những biểu hiện như:
– Ban đầu là tình trạng quên, quên ngay cả những sự việc mới diễn ra hoặc những việc đơn giản. Tình trạng quên luôn tồn tại và ngày càng tăng dần.
– Người bệnh thường quên nội dung các cuộc nói chuyện, quên các đồ vật, đặt sai vị trí của chúng, thường đặt chúng không đúng theo logic và công dụng. – Quên tên bạn bè, rồi cuối cùng quên hẳn cả tên những người thân trong gia đình và tên các đồ vật thường dùng nhất, như cái lược, đồng hồ, quên cả đường về nhà,…
– Khó khăn trong suy nghĩ trừu tượng, gặp rắc rối với những con số, nhất là phải nhận ra và hiểu con số
– Khó khăn trong diễn đạt, không tìm được từ để diễn đạt suy nghĩ của mình, ngay cả chỉ để hiểu và theo kịp cuộc nói chuyện, đọc và viết cũng gặp khó khăn.
– Mất định hướng về thời gian và không gian, không nhớ rõ ngày, giờ, bị lạc trong chính ngôi nhà của mình, sau đó đi lang thang ra khỏi nhà.
– Mất khả năng phân tích, suy xét, gặp khó khăn trong việc thực hiện những công việc hàng ngày đòi hỏi phải có kế hoạch.
– Khó khăn trong việc thực hiện các công việc quen thuộc hàng ngày, cuối cùng quên cả việc thực hiện các công việc cơ bản nhất như đánh răng, rửa mặt.
– Thay đổi nhân cách, trở nên khó tính, tính khí thất thường, nghi ngờ mọi người, cố chấp, cực đoan, cách ly với xã hội.
– Trầm cảm, mất ngủ, hay kích động, cư xử không phù hợp.
Người bệnh từ khi có triệu chứng quên đơn giản đến lúc sa sút trí tuệ nặng nề có thể kéo dài 5 năm, nhưng cũng có người đến 10 năm hoặc lâu hơn. Diễn biến của bệnh xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc rất nhiều vào từng người bệnh.
Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa khởi phát bệnh, nhưng có một số biện pháp làm giảm các yếu tố nguy cơ, nhưng cũng chỉ là bước đầu là:
– Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Một số nghiên cứu cho thấy thuốc ibuprofen, naproxen, indomethacin,…. có thể làm giảm nguy cơ bệnh Alzheimer.
– Vitamin E và các chất chống oxy hóa khác (như Blueberry, Bilberry, Glutathione, Ginkgo biloba, selen,..), các thuốc này làm chậm tốc độ tiến triển của Alzheimer vừa và nặng.
– Bệnh Alzheimer ở phụ nữ mãn kinh có thể liên quan đến sự thiếu hụt estrogen. Bổ sung estrogen giúp duy trì bộ não khỏe mạnh, tăng cường sản xuất các chất trung gian thần kinh quan trọng, ngăn ngừa sự lắng đọng và tích tụ của các mảng và cải thiện tưới máu cho não. Các nghiên cứu còn cho thấy điều trị hormon thay thế cho các phụ nữ mãn kinh làm giảm nguy cơ Alzheimer ở đối tượng này 30-40%. Tuy nhiên việc dùng hormon thay thế đơn độc để phòng ngừa Alzheimer chưa được chấp nhận.
– Có thể bổ sung sớm Omega-3 giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện và ngăn ngừa sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer ở người già. Nên chọn Omega 3 nguyên chất dạng Triglycerid (được bào chế từ dầu cá tinh chế) nhập khẩu từ Na Uy với hàm lượng DHA (150mg/viên) và tỷ lệ DHA/EPA/viên xấp xỉ 150mg/45mg mỗi viên, sản phẩm giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung cho trẻ đồng thời tăng cường thị lực giúp trẻ có đôi mắt sáng khỏe. Trên thị trường hiện có viên nang mềm Omega 3 Vinh Gia còn có kích thước nhỏ (670mg/viên) rất dễ uống, thích hợp dùng cho trẻ từ 2 tuổi và người cao tuổi, đáp ứng các tiêu chí về thành phần lẫn công dụng.
Bệnh Alzheimer trầm trọng hơn theo thời gian với những dấu hiệu điển hình là không thể nhớ được những việc vừa xảy ra, làm mất khả năng về trí lực và giao tiếp xã hội, gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày, do đó hãy phòng bệnh sớm nhất có thể. Bạn hãy đưa bố mình đi khám để biết chính xác và được điều trị đúng cách, kịp thời từ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhé.