Phân biệt suy giảm trí nhớ, Alzheimer và sa sút trí tuệ

47

Suy giảm trí nhớ, Alzheimer hay sa sút trí tuệ là những khái niệm mà mọi người tưởng là tên gọi khác nhau của một bệnh lý, thực tế những chứng bệnh này có liên quan gì với nhau không? Cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.

Chào bác sĩ, tôi có biết về bệnh Alzheimer nhưng chưa phân biệt được bệnh lý này và chứng suy giảm trí nhớ hay sa sút trí tuệ có phải là một không hay có liên quan gì với nhau. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp, xin cảm ơn.

Phân biệt suy giảm trí nhớ, Alzheimer và sa sút trí tuệ

Để có câu trả lời cho câu hỏi của chị, chúng ta cùng tìm hiểu các khái niệm này trong chia sẻ dưới đây:

Sa sút trí tuệ là một hội chứng chỉ sự suy giảm chức năng nhận thức ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Có rất nhiều dạng sa sút trí tuệ khác nhau và bệnh Alzheimer là một trong số đó. Chứng sa sút trí tuệ và Alzheimer là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng có thể có các triệu chứng giống nhau. Việc phân biệt 2 khái niệm rất quan trọng đối với quá trình kiểm soát và điều trị bệnh.

Bệnh Alzheimer

Đây là một dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay. Đặc trưng của bệnh là tình trạng không thể nhớ được những việc vừa xảy ra, làm mất khả năng về trí lực và giao tiếp xã hội, gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày. Hiện chưa có một phương pháp thực sự hiệu quả nào có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh, các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp giảm một phần nhỏ triệu chứng bệnh.

Sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng do tổn thương não

Đây là một hội chứng lâm sàng do tổn thương não với các biểu hiện đặc trưng của suy giảm nhận thức gồm trí nhớ, suy nghĩ, ngôn ngữ, phán đoán, điều hành, khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày,… Có rất nhiều dạng sa sút trí tuệ, trong đó một số dạng phổ biến gồm bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ mạch máu, sa sút trí tuệ thể Lewy, sa sút trí tuệ thùy trán thái dương, suy giảm nhận thức nhẹ,… Một người có thể mắc một hoặc nhiều chứng sa sút trí tuệ cùng lúc, tình trạng này được gọi là sa sút trí tuệ hỗn hợp. Sa sút trí tuệ không chỉ gồm các bệnh thoái hóa thần kinh mà còn liên quan đến nhiều nguyên nhân khác như bệnh Lyme, suy giáp, chấn thương sọ não, cơ thể thiếu vitamin B12,…

Suy giảm trí nhớ

Hội chứng suy giảm trí nhớ là thuật ngữ tổng quát về việc mất trí nhớ và các khả năng tư duy nghiêm trọng đến nỗi gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày. Trong đó bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60% đến 80% trong những bệnh làm suy giảm trí nhớ. Người bệnh suy giảm trí nhớ sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những thông tin mới và/hoặc bắt đầu quên dần những thông tin cũ. Điều này cản trở đến việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, thậm chí nếu nặng hơn có thể khiến họ mất dần khả năng tự chăm sóc bản thân.

Như vậy có thể nói sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ có mối liên quan mật thiết với nhau. Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay và Alzheimer là nguyên nhân khiến suy giảm trí nhớ. Theo thời gian, hầu hết người mắc suy giảm trí nhớ sẽ tiến triển thành sa sút trí tuệ.

Người bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer đều gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ và khả năng tự chăm sóc. Các dấu hiệu sa sút trí tuệ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn bao gồm hay quên, không nhớ các sự kiện gần, không nhớ tên mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, người bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, cảm thấy lạc lõng, hay đi lang thang và lặp lại những câu hỏi quen thuộc. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh sẽ tiến triển vào giai đoạn cuối khiến người bệnh phải phụ thuộc vào người thân trong gia đình.

Qua những chia sẻ này chị đã phần nào hiểu về các khái niệm này và cũng theo các chuyên gia thì có thể phòng các chứng bệnh này từ sớm bằng một số thói quen trong cuộc sống hàng ngày và dùng thêm sản phẩm bổ sung có chứa các dưỡng chất tốt cho trí não, bảo vệ hệ thần kinh, phòng ngừa bệnh Alzheimer.

Phòng bệnh lý thần kinh sớm bằng thói quen tốt và sản phẩm bổ sung

Bạn nên chọn dùng sản phẩm có chứa các thành phần như:

  • Cao Blueberry có tác dụng giảm sự lão hóa của các tế bào, ổn định huyết áp, giảm nồng độ cholesterol, giúp dây thần kinh não bộ hoạt động bình thường.
  • Ginkgo Biloba làm tăng chức năng tuần hoàn não, tăng tính chịu đựng của mô não khi thiếu oxy, chống oxy hóa gốc tự do. Từ đó, góp phần làm hệ thần kinh não bộ khỏe mạnh hơn.
  • Chondroitin giúp hàn gắn các màng dây thần kinh.
  • Ngoài ra, sản phẩm cũng nên chứa thêm các chất như Pyridoxine, vitamin B2, Fursultiamine,… nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh trung ương.

Sản phẩm này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm sự lão hóa của tế bào não, hỗ trợ bảo vệ thần kinh. Do đó, đây là một phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ và suy giảm trí nhớ hiệu quả.

Đồng thời nên bổ sung sớm Omega-3 giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện và ngăn ngừa sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer ở người già. Nên chọn Omega 3 nguyên chất dạng Triglycerid (được bào chế từ dầu cá tinh chế) nhập khẩu từ Na Uy với hàm lượng DHA (150mg/viên) và tỷ lệ DHA/EPA/viên xấp xỉ 150mg/45mg mỗi viên, sản phẩm giúp tăng cường trí nhớ, bảo vệ mắt.

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi và chúc chị luôn vui khỏe!