Xơ vữa động mạch thường không có dấu hiệu nhận biết cho đến khi đi khám mới phát hiện ra bệnh. Vậy bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp gì để chẩn đoán bệnh?
Chào bác sĩ, trong lần khám sức khỏe định kỳ tới tôi muốn kiểm tra kỹ về nguy cơ xơ vữa động mạch vì bố tôi đã từng mắc bệnh lý này. Bác sĩ có thể chia sẻ cách chẩn đoán bệnh lý này không?
Chào bạn, xơ vữa động mạch thường không có dấu hiệu nhận biết cho đến khi mảng xơ vữa gây hẹp lòng động mạch ở một mức độ nào đó, dòng máu bị gián đoạn và không thể vận chuyển đến các cơ quan và mô… mới gây ra triệu chứng. Xơ vữa động mạch ít khi được chẩn đoán trừ khi bạn đi khám sức khỏe định kỳ hay vì một nguyên nhân bệnh lý khác. Để chẩn đoán xơ vữa động mạch, bác sĩ sẽ tiến hành:
- Chụp mạch vành: Đây là thủ thuật sử dụng các ống thông chuyên dụng để bơm thuốc cản quang vào trong lòng động mạch vành, qua đó hiển thị hình ảnh của hệ động mạch vành trên màn hình tăng sáng. Nhờ các hình ảnh này mà bác sĩ sẽ đánh giá những tổn thương của hệ động mạch vành như hẹp, tắc, bóc tách, huyết khối… Phương pháp này được đánh giá là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh mạch vành.
- Siêu âm Doppler: Phương pháp này nhằm đánh giá lưu lượng máu, xác định tình trạng thu hẹp của các mạch máu ở bụng, cổ hoặc chân.
- Đo vận tốc sóng mạch: Đây là phương pháp so sánh các phép đo huyết áp ở cổ chân và ở cánh tay giúp xác định bất kỳ sự co thắt nào trong lưu lượng máu. Sự khác biệt đáng kể có nghĩa là các mạch máu bị thu hẹp do xơ vữa động mạch.
- Ghi hình tưới máu cơ tim: Phương pháp được tiến hành ghi hình ở trạng thái nghỉ và trạng thái gắng sức, nhằm phát hiện, đánh giá, tiên lượng tình trạng tưới máu cơ tim, một số bệnh cơ tim (cardiomyopathy) như phì đại cơ tim, dãn cơ tim.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): là một kỹ thuật sử dụng tia X-quang, quét theo chiều cắt ngang quả tim, có thể xem liệu có vôi hóa mạch vành hay không, có thể gợi ý vấn đề tim mạch trong tương lai.
Hoặc tùy vào vị trí nghi ngờ xơ vữa động mạch, một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể được sử dụng:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra mức cholesterol, triglyceride, đường huyết, protein phản ứng C,…
- Chẩn đoán xơ vữa động mạch não: Siêu âm xuyên sọ, chụp động mạch não, chụp CT Scan não, chụp MRI não.
- Chẩn đoán xơ vữa động mạch mắt: Soi đáy mắt trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Chẩn đoán xơ vữa động mạch cảnh: Siêu âm Doppler màu động mạch cảnh, chụp CT mạch máu có cản quang.
- Chẩn đoán xơ vữa động mạch thận: Siêu âm Doppler, chụp động mạch thận cản quang.
- Chẩn đoán xơ vữa động mạch vành: Điện tâm đồ (thường, gắng sức, holter 24h…), siêu âm tim, chụp động mạch vành.
- Chẩn đoán xơ vữa động mạch chủ: Chụp X-quang cản quang, chụp MRI, siêu âm mạch máu.
- Chẩn đoán xơ vữa động mạch ngoại vi: Siêu âm Doppler màu mạch máu chi dưới, chụp động mạch cản quang, kiểm tra chỉ số mắt cá nhân – cánh tay (ABI).
Bạn cần đi khám chuyên khoa để biết chính xác có gặp bệnh lý này không. Bạn có thể phòng bệnh bằng những thói quen hàng ngày. Để phòng bệnh bạn hãy bổ sung viên uống Omega-3 có chứa Omega-3 dạng Triglyceride với hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch – đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Cùng với Omega-3 có thể dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần các vitamin nhóm B(B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…
Đồng thời bạn nên có thói quen tốt sau:
- Ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho tim gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt; ít carbohydrate tinh chế, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, natri. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch như cân nặng, huyết áp, mức cholesterol, glucose trong máu.
- Bỏ thuốc lá vì hút thuốc lá hoặc sử dụng thuốc lá dưới hình thức khác sẽ làm hỏng lớp tế bào nội mạc động mạch, gây ra sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Thuốc lá cũng làm giảm lượng cholesterol tốt (lipoprotein mật độ cao, hay HDL cholesterol), tăng huyết áp, làm tăng áp lực lên động mạch. Việc bỏ thuốc lá là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch thêm trầm trọng và giảm biến chứng nguy hiểm.
- Duy trì thói quen tập thể dục sẽ giúp tuần hoàn và giúp cơ thể sử dụng oxy hiệu quả hơn. Người bệnh có thể tập trong khoảng 30 phút mỗi ngày và cũng có thể chia nhỏ bài tập thành 10 phút/lần.
- Người bệnh nên giảm cân vì thừa cân là yếu tố gây tăng huyết áp, đái tháo đường, thoái hóa xương khớp, ung thư… Tất cả đều làm đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Do đó giữ cân nặng lý tưởng sẽ giúp giảm quá trình xơ vữa động mạch.