Loạn thị: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng điều trị

27

Loạn thị là tình trạng hình ảnh quan sát không hội tụ ở võng mạc mà hội tụ ở nhiều điểm, có thể ở phía trước và sau võng mạc. Người bệnh nhìn hình ảnh bị mờ, nhòe hoặc méo mó. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này để biết cách điều trị, phòng bệnh hiệu quả.

Chào chuyên gia, loạn thị là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng tôi hay bị nhầm lẫn với bệnh về mắt khác như viễn thị… Vậy chuyên gia có thể chia sẻ những điều liên quan đến bệnh lý này không? Xin cảm ơn.

Loạn thị: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng điều trị

Chào bạn để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung dưới đây:

Loạn thị là gì?

Loạn thị còn gọi là hội chứng Astigmatism, là một tật của mắt. Giác mạc của người bị loạn thị có hình dạng khác thường, những tia sáng thay vì tụ lại một điểm thì lại bị khuếch tán trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được có hình dạng méo mó và bị nhoè. Loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành. Có hai dạng loạn thị chính là:

  • Loạn thị giác mạc: Tình trạng giác mạc bị lệch.
  • Loạn thị thấu kính: Tình trạng ống kính bị lệch.

Người bị loạn thị thường mắc các tật khác của mắt kèm theo như cận thị hay viễn thị. Bệnh loạn thị không thể tự hồi phục và theo thời gian có thể thay đổi mức độ nặng hay nhẹ.

Nguyên nhân gây loạn thị

Dù nhiều trường hợp loạn thị không xác định được nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu thường là di truyền, loạn thị xuất hiện từ khi sinh ra.

Một số trường hợp loạn thị phát triển sau một chấn thương mắt, bệnh lý tại mắt hoặc sau phẫu thuật mắt.

Một số nguyên nhân gây loạn thị

Ngoài các nguyên nhân này thì còn có các yếu tố nguy cơ gây loạn thị như:

  • Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt, đặc biệt người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao bị loạn thị.
  • Người mắc bệnh Keratoconus khiến giác mạc bị thoái hoá và biến dạng thành hình chóp.
  • Tổn thương mắt như sẹo mắt, sẹo giác mạc,…
  • Bị cận hoặc viễn quá nặng.
  • Tiền sử phẫu thuật mắt như phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng người loạn thị gặp phải có thể khác nhau thậm chí có người không có triệu chứng gì. Các dấu hiệu, triệu chứng thường thấy là:

  • Nhìn mờ ở mọi khoảng cách (cả nhìn gần và xa), khó nhìn thấy vật vào ban đêm hoặc ánh sáng yếu
  • Nhức mỏi mắt, nheo mắt, chảy nước mắt
  • Có thể có một số biểu hiện kèm theo như đau đầu, đau cổ, đau vai gáy

Điều trị và phòng loạn thị

Điều trị

Có người bệnh loạn thị nhẹ không cần điều trị, các cách điều trị thường được áp dụng có:

Điều trị và phòng loạn thị như thế nào?
  • Chỉnh kính: Biện pháp điều trị này đơn giản nhưng được áp dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao. Người bệnh có thể đeo kính mắt hoặc kính áp tròng tùy theo mức độ và nhu cầu.
  • Ortho-K (Orthokeratology): Phương pháp điều trị này sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt đeo vào ban đêm có khả năng làm thay đổi hình dáng của giác mạc trong khi ngủ và khi thức dậy sẽ nhìn thấy mọi vật rõ ràng. Tình trạng này sẽ duy trì suốt cả ngày nên người bệnh gắn Ortho-K vào ban đêm để có thị lực tốt vào ngày hôm sau
  • Phẫu thuật: Loạn thị nặng có thể áp dụng phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng tia laser hoặc dao nhỏ để định hình lại giác mạc vĩnh viễn. LASIK, PRK, RK là các phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến. Do phẫu thuật có thể gặp những tai biến nhất định nên chỉ thực hiện khi bệnh nặng mà phương pháp chỉnh kính không đạt kết quả.
  • Điều trị hỗ trợ: Người bệnh loạn thị nên bổ sung sản phẩm OMEGA 3 như từ dầu gan cá có chứa DHA, EPA. Có thể uống thường xuyên, hoặc mỗi đợt 3 tháng, năm 2 – 3 đợt để đạt kết quả cao nhất sẽ có tác dụng bổ mắt, chống khô mắt, mỏi mắt, phù hợp với mọi trường hợp bị loạn thị.

Dự phòng loạn thị

  • Tránh các tổn thương có thể xảy ra vùng mắt
  • Đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc với nguồn sáng mạnh, chói
  • Điều trị các bệnh lý về mắt nếu có, điều trị sớm và triệt để, tránh gây biến chứng loạn thị.
  • Khi đã bị loạn thị rồi thì phải đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh diễn biến nặng.

Bổ sung Omega 3 hàng ngày để phòng các bệnh về mắt. Nên chọn Omega 3 dạng Triglyceride (Omega-3 Triglyceride tốt hơn, bền vững hơn nhờ hấp thu cao hơn tới 70% và chuyển hóa tốt hơn trong cơ thể) chứa hàm lượng EPA và DHA cao (được bào chế từ dầu cá tinh chế) nhập khẩu từ Na Uy với hàm lượng DHA (150mg/viên) và tỷ lệ DHA/EPA/viên xấp xỉ 150mg/45mg mỗi viên, sản phẩm giúp tăng cường trí nhớ, bảo vệ mắt, phòng các bệnh về mắt.

Qua đây bạn đã có kiến thức cơ bản về loạn thị và biết cách phòng bệnh an toàn, hiệu quả.