Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm thị lực không hồi phục ở người cao tuổi. Do đó tìm hiểu về bệnh lý này sẽ giúp hiểu và có cách phòng bệnh sớm hiệu quả.
Chào bác sĩ, mẹ tôi năm nay 69 tuổi, dạo này mắt mẹ tôi có dấu hiệu suy yếu như nhận dạng màu sắc, nhìn không rõ… vậy đây có phải là bệnh thoái hóa điểm vàng thường gặp ở người gia hay không? Có cách nào phòng bệnh sớm không? Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn, những dấu hiệu mẹ bạn gặp phải có thể là triệu chứng của thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên để biết chính xác thì bạn nên đưa bác đi khám bác sĩ chuyên khoa để biết tình trạng của mắt và được điều trị đúng cách nếu có bệnh.
Thoái hóa điểm vàng hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm của mắt là tên gọi chung chỉ nhóm bệnh thoái hóa võng mạc mạn tính. Điểm vàng là một phần của võng mạc, nằm ở phía sau của nhãn cầu, là nơi tập trung rất nhiều tế bào nhạy cảm ánh sáng. Chúng có nhiệm vụ tiếp nhận và dẫn truyền các tín hiệu thu được về hệ thần kinh để tái tạo thành các hình ảnh mà ta thấy được. Điểm vàng chủ yếu chịu trách nhiệm cho thị lực ở trung tâm.
Bệnh xảy ra khi các tế bào nhạy cảm ánh sáng bị tổn thương và chết đi, làm cho thị lực bị ảnh hưởng. Bệnh gây giảm thị lực vùng trung tâm, hình ảnh bị biến dạng, mờ, méo mó. Thoái hóa điểm vàng không gây ra mù hoàn toàn, tầm nhìn xung quanh của người bệnh vẫn còn bình thường nhưng làm khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc, sự tương phản lại bị suy yếu nghiêm trọng. Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây mất thị lực hàng đầu trên thế giới, chiếm khoảng 50% tất cả các trường hợp khiếm thị.
Nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng chia thành hai loại thoái hóa là thể khô và thể ướt nên cũng do nguyên nhân khác nhau gây ra.
- Thể khô: Phần lớn thoái hóa điểm vàng là thể khô, chiếm đến 80% các trường hợp, xảy ra khi điểm vàng bị mỏng dần đi theo tuổi. Bệnh diễn biến từ từ, tăng dần, chủ yếu gặp ở người cao tuổi, nên còn được gọi là thoái hóa điểm vàng do lão hóa.
- Thể ướt: Bệnh này it gặp hơn nhưng nếu gặp thì lại nặng hơn, loại này xảy ra khi các mạch máu phát triển một cách bất thường ở phía bên dưới võng mạc, gây rò rỉ máu và dịch tạo ra những điểm mù ở vùng trung tâm, làm biến dạng hình ảnh nhìn thấy được. Cuối cùng, hình thành các vết sẹo ở điểm vàng.
Ngoài ra thì còn có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa điểm vàng:
- Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra sau 50 tuổi, tuổi càng cao nguy cơ mắc càng lớn
- Thừa cân, béo phì, ít vận động
- Rối loạn chuyển hóa như mắc tiểu đường, cường giáp
- Rối loạn chuyển hóa lipid máu
- Chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa (như thịt, bơ, phô mai,…)
- Hút thuốc lá, nghiện rượu
- Tăng huyết áp
Dấu hiệu nhận biết
Người bệnh thoái hóa điểm vàng ở giai đoạn sớm sẽ thường không biểu hiện triệu chứng gì, nhiều trường hợp phát hiện tình cờ khi khám mắt định kỳ.
Nhưng sang đến giai đoạn bệnh tiến triển hoặc ảnh hưởng cả hai mắt, có thể có các biểu hiện:
- Nhìn mờ vùng trung tâm, tăng dần theo thời gian
- Hình ảnh không còn sắc nét, mờ, méo mó
- Suy giảm hoặc thay đổi nhận thức về màu sắc
- Thoái hóa điểm vàng không có triệu chứng đau hay nhức mắt
Phòng bệnh sớm
Thoái hóa điểm vàng thể khô và thể ướt điều trị và can thiệp theo các cách khác nhau. Bệnh không mang lại cảm giác đau đớn, nhưng khi bệnh đã nặng sẽ gây giảm thị giác, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Thị giác khi đã giảm sẽ không thể phục hồi, các phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích làm chậm sự phát triển của bệnh. Do đó, việc phòng ngừa bệnh từ sớm rất quan trọng.
Để phòng ngừa thoái hóa điểm vàng cần lưu ý:
- Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều cá và các thực phẩm giàu omega là rất cần thiết. Chế độ ăn giàu trái cây tươi, các rau lá xanh đậm, bổ sung các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cũng rất tốt để phòng bệnh.
- Nên chú ý bảo vệ mắt bằng kính râm khi đi ra ngoài nắng.
- Việc điều chỉnh một số thói quen cũng rất quan trọng, nhất là nên điều chỉnh thói quen, thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, laptop, máy tính bảng,… Nếu công việc đòi hỏi dùng máy tính nhiều thì chú ý dành thời gian cho mắt nghỉ trong thời gian làm việc, tránh dùng máy tính, điện thoại sau giờ làm…
Ngoài chế độ dinh dưỡng thì có thể chọn bổ sung omega 3 từ viên uống bảo vệ sức khỏe. Nên chọn omega 3 dạng Triglyceride chứa hàm lượng EPa và DHA cao (được bào chế từ dầu cá tinh chế) nhập khẩu từ Na Uy với hàm lượng DHA (150mg/viên) và tỷ lệ DHA/EPA/viên xấp xỉ 150mg/45mg mỗi viên, sản phẩm giúp tăng cường trí nhớ, bảo vệ mắt. Omega-3 Triglyceride tốt hơn, bền vững hơn nhờ hấp thu cao hơn tới 70% và chuyển hóa tốt hơn trong cơ thể.
Hi vọng qua những chia sẻ này bạn đã hiểu hơn về bệnh thoái hóa điểm vàng và nên đưa mẹ bạn đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây nhận dạng màu sắc, nhìn không rõ… của bác và được điều trị kịp thời nếu là do thoái hóa điểm vàng.